Dùng Xuyên Tâm Liên Hỗ Trợ Điều Trị Covid -19
Xuyên tâm liên là vị thuốc quen thuộc ở Việt Nam.
Theo PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền, Bộ Y tế cho biết xuyên tâm liên không xa lạ ở Việt Nam;
Xuyên tâm liên, một trong những dược liệu của y học cổ truyền, trước đây được dùng rất nhiều.
Qua các kênh thông tin, đặc biệt xuất phát từ nghiên cứu của Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc…, trong thời gian vừa qua;
Đã có những nghiên cứu, đánh giá hiệu quả ban đầu về việc đưa Xuyên tâm liên vào hỗ trợ điều trị COVID-19.
Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc… đã chính thức đưa xuyên tâm liên vào phác đồ điều trị bệnh nhân COVID-19 ở giai đoạn nhẹ và vừa.

Việt Nam đưa Xuyên tâm liên vào hỗ trợ điều trị COVID-19
Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền đã tham mưu lãnh đạo về việc đưa xuyên tâm liên vào hỗ trợ điều điều trị COVID-19.
Đề xuất này đã nhận được sự đồng ý, chấp thuận của Bộ Y tế cũng như Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19;
Nhằm hy vọng hỗ trợ tốt cho bệnh nhân, giúp họ nhanh khỏi bệnh.
“Trong phác đồ điều trị phối kết hợp Đông và Tây y, xuyên tâm liên đã chính thức được đưa vào trong vấn đề hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân giai đoạn nhẹ và vừa. Nhưng trong quá trình điều trị, chúng tôi vẫn phải tiếp tục nghiên cứu và đánh giá”- PGS Thịnh nhấn mạnh.
Đặc điểm, dược lực của cây Xuyên tâm liên
Tên Khác Của Xuyên Tâm Liên:
Xuyên tâm liên còn gọi là Công cộng, Nhất kiến hỷ, Lãm hạch liên, Khổ đởm thảo, Khái liên, Cây lá đắng, Khô đảm thảo, Nhất kiến kỷ
Tên Khoa Học Của Xuyên Tâm Liên:
Andrographis paniculata (Burm f) Nees. Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).
Mô Tả Cây Xuyên Tâm Liên:
Cây nhỏ sống 1-2 năm, mọc thẳng đứng, có thể cao đến 1m.
Thân vuông, phân nhánh nhiều, các cành mọc theo 4 hướng. Lá mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng, dài 4-6cm.
Hoa nhỏ, màu trắng có điểm hường, mọc thành chùm ở nách lá hay ở ngọn cành.
Quả nang dài 16mm, rộng 3,5mm. Hạt hình trụ, thuôn dài, màu nâu nhạt.
Bộ phận dùng làm thuốc là phần trên mặt đất của cây thu hái vào đầu thu khi cây bắt đầu ra hoa, cắt thành từng đoạn, phơi hoặc sấy.
Khu Vực Phân Bố Và Cách Thu Hái Xuyên Tâm Liên:

Cây phân bố nhiều vùng Ấn Độ – Malaysia, mọc hoang và cũng được trồng.
Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Cây mọc nhanh, sau 80-90 ngày đã thu hoạch được.
Phần trên mặt đất của cây thu hái vào đầu thu khi cây bắt đầu ra hoa, cắt thành từng đoạn, phơi hoặc sấy.
Bộ Phận Dùng Của Xuyên Tâm Liên:
Bộ phận dùng làm thuốc là thân, lá và rễ, thu hái khi cây bắt đầu ra hoa, cắt thành từng đoạn, phơi hoặc sấy khô.
Xuyên tâm liên còn được bào chế thành viên nén có tác dụng kháng viêm, tiêu độc, kháng virut, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa…
Tính Vị Và Quy Kinh Của Xuyên Tâm Liên:
Trung dược học: Đắng, lạnh.
Tuyền Châu bản thảo: Vị đắng, tính lạnh, không độc.
Trung dược học: Vào kinh Tâm, Phế, Đại trường, Bàng quang.
Tuyền Châu bản thảo: Vào 2 kinh Tâm, Phế.
Công Dụng Của Xuyên Tâm Liên:
Theo y học cổ truyền, Xuyên Tâm Liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
Thường được dùng trị cảm sốt, cúm, trị ho, viêm họng, viêm phổi, sưng amidan, viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, khí hư, đau bụng kinh, viêm nhiễm đường ruột, tăng huyết áp, đau nhức cơ thể, tê thấp, mụn nhọt…
Y học cổ truyền Trung Quốc nhấn mạnh đến tác dụng thanh nhiệt thải độc của xuyên tâm liên;
Đặc biệt cho các bệnh kèm theo sốt ở đường hô hấp, tai mũi họng, đường tiết niệu, viêm ruột và dạ dày, lỵ cấp tính, bệnh viêm da, viêm họng, thanh quản và mụn nhọt.
Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, xuyên tâm liên có thể dùng bôi ngoài để chữa rắn độc cắn, xương khớp đau nhức.
Tại miền Trung, nhân dân dùng cây này làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh bị ứ huyết, đau nhức, bế kinh nguyệt…
Kinh nghiệm dùng xuyên tâm liên của các bác sĩ và thầy thuốc y học cổ truyền trên khắp thế giới đã cho thấy, đây là vị thuốc hữu hiệu để điều trị các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn, virus ở tất cả các bộ phận của cơ thể, cả mạn tính và cấp tính.
4 tác dụng tiêu biểu của nó được chứng minh trong các nghiên cứu lâm sàng cũng như theo kinh nghiệm y học cổ truyền của nhiều dân tộc trên thế giới là: kháng viêm, thải độc, nâng cao sức đề kháng, kháng vi khuẩn và virus.
Trên các tạp chí y học quốc tế, một số nghiên cứu lâm sàng đã công bố về tác dụng chữa bệnh của xuyên tâm liên:
Bệnh cảm cúm thông thường, thử nghiệm có đối chứng của Burgos và cộng sự, với liều 1.200 mg cao xuyên tâm liên/ngày – tương đương với 5-6 g bột khô: Có tác dụng mạnh trong việc làm giảm các triệu chứng điển hình của bệnh cảm cúm thông thường như sốt, nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, đau cổ họng, sổ mũi; giảm cường độ và tần số các cơn ho.
Người bệnh có biểu hiện tiến bộ rõ ràng sau một ngày và mạnh nhất sau 4 ngày dùng thuốc.
Các tác giả kết luận, xuyên tâm liên là thuốc trị cảm cúm có tác dụng tốt hơn hẳn các phương pháp điều trị được biết và không có tác dụng phụ có hại nào cho người bệnh.
Các nghiên cứu của Thụy Điển cũng chứng minh tác dụng rất khả quan của xuyên tâm liên đối với các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn và virus.
Hai thử nghiệm lâm sàng có đối chứng trên 46 và 179 bệnh nhân đã cho thấy khả năng làm giảm các triệu chứng cũng như rút ngắn thời gian bị bệnh rất đáng kể của thuốc này so với dùng giả dược hay các thuốc thông thường.
Các kết quả lâm sàng trên cho thấy, xuyên tâm liên có thể dùng cho các bệnh đường hô hấp như cảm, cúm, cúm gà, sốt xuất huyết hay bệnh viêm màng não do virus.
Ngoài các thử nghiệm lâm sàng có quy mô kể trên, các báo cáo nhỏ hơn của các bác sĩ thực hành cho thấy tác dụng độc đáo của xuyên tâm liên trong nhiều trường hợp mà các thuốc kháng sinh và chống viêm hiện đại không mang lại kết quả mong muốn.
Tổng kết kinh nghiệm lâm sàng của các thầy thuốc dùng thuốc này ở châu Âu và Bắc Mỹ cho thấy, xuyên tâm liên có tác dụng:
Giảm đau do khớp và các viêm nhiễm khác;
Chống đông máu, phá các cục máu đông;
Kháng virus HIV, viêm gan C và herpes;
Nhuận tràng, long đờm, chữa viêm da, viêm quanh răng trong;
Lợi mật và bảo vệ gan, phòng ngừa xơ hóa, ung thư hóa do các hóa chất thực nghiệm.
Xuyên tâm liên không có tác dụng phụ gây hại sức khỏe.
Nhưng theo y học cổ truyền phương Đông, đây là vị thuốc có tính hàn, do vậy người có biểu hiện hư hàn không nên dùng với liều quá cao.
Ứng Dụng Lâm Sàng:
Thuốc được dùng rộng rãi hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm bao gồm:
– Nhiễm khuẩn hô hấp (viêm mũi, viêm xoang mũi, viêm đường hô hấp trên, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi);
– Nhiễm khuẩn tiêu hóa (viêm ruột cấp, kiết lị), viêm tiết niệu (viêm niệu đạo, viêm thận bể thận), viêm da, mụn nhọt và những bệnh xoắn trùng;
– Điều trị viêm mũi và viêm xoang mũi mạn tính 242 ca, tỷ lệ có kết quả 81% (Tân y học 1984,9:481);
– Trị viêm phổi và viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, viêm phế quản, cúm, lị cấp. Tất cả 454 ca, tỷ lệ có kết quả là 89,4% (Thông tin Trung thảo dược 1978,8:32);
– Thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan, viêm ruột, thương hàn, lao phổi, viêm tai giữa, viêm phần phụ, viêm tắt tĩnh mạch. (Thông tin Trung thảo dược 1978,10:27).
– Dùng làm thuốc bổ phụ nữ sau đẻ xong bị ứ huyết, đau nhức tê thấp, kinh nguyệt bế tắc.
Nước sắc xuyên tâm liên có thể Hoàng liên
Về mặt Đông y dùng Xuyên tâm liên chữa các bệnh:
– Giai đoạn đầu bệnh sốt kết hợp với Kim ngân hoa, Cúc hoa, Ngưu bàng tử;
– Trị ho do phế nhiệt kết hợp với Ngư tinh thảo, Cát cánh, Mạch môn, Bách bộ);
– Nếu là mụn nhọt ngoài da dùng thuốc tươi giã nát đắp ngoài;
– Dùng chữa chứng thấp nhiệt tả lị có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với Rau sam, Kim ngân hoa;
– Nếu thấp nhiệt bàng quang kết hợp với các thuốc Đăng tâm, Xa tiền tử, Bạch mao căn, viêm gan kết hợp với Nhân trần, Chi tử.
Những Ai Nên Dùng Xuyên Tâm Liên?
– Người muốn thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
– Người bị viêm họng, sưng amidan, viêm phổi, tăng huyết áp.
Cách Dùng Xuyên Tâm Liên:
Ngày dùng 10 – 20 gr rửa qua, đun nước uống trong ngày.
Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Xuyên Tâm Liên:
– Hỗ trợ điều trị ho do lạnh:
Xuyên tâm liên 12g, địa cốt bì 10g, tang bạch bì 10g, cam thảo 8g. Tất cả các vị cho vào ấm đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc còn ấm. Dùng liền 5 ngày.
– Hỗ trợ điều trị cảm mạo, đau đầu:
Xuyên tâm liên 45g tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g bột thuốc, chiêu thuốc bằng nước ấm. Dùng liền 5 ngày. Sau đó ăn cháo nóng.
– Hỗ trợ điều trị viêm amidan:
Xuyên tâm liên, huyền sâm, mạch môn, kim ngân hoa mỗi vị 12g. Tất cả các vị cho vào ấm đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc còn ấm. Dùng liền 9 ngày.
– Lở ngứa, rôm sảy, mụn nhọt:
Lá xuyên tâm liên 1 nắm giã nát với rượu, dùng để xoa, đắp tại chỗ. Kết hợp cho uống thuốc sắc: Kim ngân hoa, sài đất, bèo cái, lá trắc bá, lá tre, mỗi thứ một nắm nhỏ, sắc đặc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Dùng đến khi khỏi.
– Hỗ trợ điều trị tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu vàng do nhiệt lâm:
Lấy 15 lá xuyên tâm liên tươi, rửa sạch, để ráo giã nát, thêm chút mật ong, hãm nước sôi uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
– Hỗ trợ điều trị viêm phế quản:
Xuyên tâm liên, huyền sâm, mạch môn mỗi thứ 12g; vỏ quýt lâu năm, cam thảo mỗi thứ 4g. Sắc đặc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Dùng 9 ngày.
Kiêng kỵ:
Theo y học cổ truyền, xuyên tâm liên là vị thuốc lạnh, sử dụng dài ngày có thể gây buồn nôn, tiêu chảy; người tỳ vị hư hàn không nên dùng.
Lưu ý:
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
Xuyên tâm liên Vị thuốc từng bị lãng quên
Vị thuốc này đã từng được coi như “thần dược” của thời bao cấp ở nước ta.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn sau ngày giải phóng, ngành y tế thời đó cũng như các ngành khác đã phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn đủ thứ.
Khi đó Xuyên tâm liên được dùng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.
Theo thời gian, cùng với sự phát triển của các loại thuốc tân dược, nhất là các loại kháng sinh thế hệ mới, cái tên Xuyên tâm liên dần bị lãng quên.
Tuy nhiên, với xu thế sử dụng dược liệu ngày càng phổ biến, các vị thuốc nam đang lấy lại được giá trị của mình, trong đó Xuyên tâm liên đã được nghiên cứu nhiều hơn về thành phần hóa học, tác dụng dược lý.
Hiện nay, sản lượng trồng loại dược liệu này hiện nay còn rất ít và ít được ghi đơn cũng như tham gia trong thành phần của thuốc thành phẩm đông dược.
TS. Trần Minh Ngọc – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế cảnh báo: Để sử dụng thuốc xuyên tâm liên đúng, người dân không nên tự ý mua về sử dụng, nhất là với mục đích phòng ngừa COVID-19 mà cần thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế.
Chỉ sử dụng thuốc xuyên tâm liên theo chỉ dẫn của các thầy thuốc.
Xuyên tâm liên có thể gây ra các tác dụng phụ như chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa, phát ban, nhức đầu, sổ mũi, mệt mỏi…
Khi dùng liều cao có thể gây sưng các tuyến bạch huyết, phản ứng dị ứng nghiêm trọng, tăng men gan.
Bạn có thể cập nhật những thông tin mới nhất qua:
Website: https://toihoclaixe.com/
Youtube: http://bit.ly/2JDC4hi
Facebook: https://www.facebook.com/Share-of-Life-376314419549008/groups/